Tác hại từ việc sử dụng điều hòa xe ô tô không đúng cách
Hệ thống điều hòa trên xe ô tô là một trong những bộ phận không thể thiếu, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết nóng nắng, oi bức. Tuy nhiên, hệ thống điều hòa cũng có thể gây ra các tác hại lớn đến động cơ cũng như sức khỏe con người nếu không sử dụng đúng cách.
Gây thiếu oxy, ngột ngạt
Chức năng của hệ thống điều hòa trên ô tô là lọc không khí và làm mát toàn bộ khoang nội thất và mang đến cho khách hàng có cảm giác thoải mái và mát mẻ hơn, đặc biệt là vào mùa hè nóng bức. Tuy nhiên, nếu ô tô phải chạy trên đoạn đường dài thì hệ thống điều hòa sẽ “phản tác dụng” do cửa sổ bị đóng kín liên tục.
Thực tế, hệ thống điều hòa ô tô hoạt động dựa trên nguyên tắc cách nhiệt. Nếu xe chạy liên tục nhiều giờ trên hành trình dài thì các luồng không khí chỉ lưu thông bên trong khoang cabin và hoàn toàn cách biệt với không khí bên ngoài. Do vậy, hành khách sẽ cảm thấy bức bí, ngột ngạt và gây nên hiện tượng thiếu oxy hay khó thở.
Theo các chuyên gia kinh nghiệm về sử dụng ô tô, để khắc phục tình trạng trên, hành khách thỉnh thoảng nên mở cửa sổ để không khí bên trong “thoát” ra ngoài và “đón gió” từ bên ngoài, từ đó cảm giác thông thoáng hơn rất nhiều.
Sốc nhiệt
Thói quen phổ biến của nhiều người dùng xe hơi tại Việt Nam là vừa đi ngoài trời nắng và bước ngay lên xe đã bật sẵn điều hòa. Điều này gây ra nhiều tác hại không tốt cho sức khỏe bởi người dùng rất dễ bị sốc nhiệt do sự chênh lệch nhiệt độ khá lớn giữa bên trong và ngoài xe (khoảng 5-10 độ C). Nếu duy trì thói quen trong thời gian dài sẽ dẫn đến các bệnh về tim mạch.
Có nên bật điều hòa cùng lúc khởi động xe?
Không nên bật điều hòa ô tô cùng lúc khởi động. Các chuyên gia kinh nghiệm về lái xe ô tô cho biết là sau khi khởi động xe, nên mở hết hệ thống cửa sổ và bật quạt gió khoảng 5-10 phút để không khí trong khoang cabin được thông thoáng cũng như thổi bớt khí độc ra bên ngoài. Sau tất cả, mới bật hệ thống điều hòa.
Nếu bật điều hòa cùng lúc khởi động xe thì bình ắc-quy sẽ phải làm việc hết công suất, gây “tổn thọ” và giảm công suất. Hơn nữa, khi khởi động, lái xe không mở hết cửa sổ khiến khí độc trong xe không thể thoát ra ngoài và tạo ra mùi các mùi khó chịu (đặc biệt là mùi nhựa) gây hại cho sức khỏe.
Không khí bị nhiễm khuẩn
Nếu trên xe ô tô chứa nhiều đồ ăn, nước uống hay các vật dụng bốc mùi thì việc không khí trong xe bị nhiễm khuẩn là điều dễ thấy. Vì xe đang ở tình trạng đóng kín nên hệ thống điều hòa vận hành trên cơ chế lưu thông không khí và hoàn toàn cách nhiệt với bên ngoài sẽ khiến cho mùi hôi và khí độc hại không thể thoát ra ngoài. Điều này vô tình tạo nên sự nhiễm khuẩn trong không khí trong xe gây hiện tượng khó thở, thậm chí là mắc các bệnh về hô hấp.
Nguồn: otos.vn
Xem thêm bài viết :
Subaru thuộc top 5 hãng xe “ít ăn xăng” nhất
Bí quyết lái xe ô tô an toàn dưới trời mưa lớn
Các động tác thư giãn để lái xe ô tô hiệu quả hơn