Tư thế ngồi lái chuẩn cho tài xế mới để không bị mỏi lưng
Công việc lái xe rất căng thẳng khiến tài xế phải vận dụng mọi bộ phận trên cơ thể, điều đó khiến tài xế luôn bị mỏi lưng, đau chân, ê ẩm tay. Vậy đâu là giải pháp tối ưu để giải quyết tình trạng trên.
Ngồi sai tư thế không chỉ khiến nhiều bộ phận trên cơ thể mỏi, lâu ngày sẽ dẫn đến việc thoái hóa xương khớp hoặc dáng đi bị lệch. Không chỉ vậy, việc điều khiển xe ô tô khi sai tư thế sẽ cực kỳ nguy hiểm, khó xử lý những tình huống trên đường. Vậy đâu là tư thế ngồi lái xe chuẩn cho tài xế?
Nguồi chuẩn tư thế
Theo các chuyên gia có kinh nghiệm về ô tô, muốn tránh đau lưng, tài xế cần áp dụng tư thế ngồi đúng chuẩn. Cụ thể, phần mông và lưng phải tạo thành 1 góc vuông, hoàn toàn tỳ vào ghế lái. Không những vậy, với tư thế ngồi chuẩn, tài xế sẽ duy trì sự tỉnh táo trên suốt chặng đường dài.
Khoảng cách ghế
Khoảng cách ghế lái là điều khá quan trọng, tài xế nên để khoảng cách sao cho khi nhả chân phanh, đầu gối phải gập một góc khoảng 120 độ. Muốn kiểm tra đã chính xác hay chưa, người dùng nên khởi động xe và đạp chân phanh vài lần và xem góc độ của đầu gối. Nếu chân duỗi quá xa là tài xế đang ngồi quá xa, có thể giảm cảm giác với chân phanh kém gây mất sức. Còn nếu gập một góc 90 độ thì khoảng cách ghế của người lái quá gần, cần điều chỉnh lại để tránh mỏi chân và an toàn hơn trước những sự cố không may xảy ra trên đường
Độ nghiêng ghế
Theo 1 số tài xế có kinh nghiệm lái xe lâu năm, lái mới thường hay chiều chỉnh độ nghiêng ghế xe không phù hợp nên rất dễ mỏi lưng. Theo đó, tư thế ngồi lái xe chuẩn là lưng ghế song song với cột vô lăng. Ngoài ra, tài xế có thể điều chỉnh dao động trong khoảng 95-110 độ. Để kiểm tra, lái xe nên đặt cổ tay ở điểm cao nhất trên vô lăng, nếu cảm thấy thoải mái, trong khi vẫn giữ vững tư thế ngồi lái, khi phanh tỳ lưng vào ghế tựa tức là tư thế đã đúng.
Vô lăng phù hợp
Nếu coi vô lăng là chiếc đồng hồ thì tay lái xe cần được đặt ở vị trí 9h và 3h sao cho có khoảng trùng ở khuỷu tay. Hơn nữa, điểm thấp nhất vô lăng ở ngực, điểm cao nhất ngang cằm tài xế. Khoảng cách từ vô lăng đến cơ thể khoảng 30 cm.
Chiều cao ghế
Khi điều chỉnh chiều cao, tài xế phải có góc nhìn phía trước, đủ rộng để quan sát bảng điều khiển đồng hồ của xe, chân với côn phanh trong tư thế thoải mái nhất. Điểm tựa đầu cũng cần được điểu chỉnh cách đầu tài xế khoảng 3cm, nếu có thể trang bị một gối nhỏ ở đó sẽ khiến bạn thoải mái mà vẫn đúng tư thế ngồi lái.
Tựa đầu
Để thoải mái khi điều khiển ô tô, tài xế cần chỉnh tựa đầu cao hơn mí mắt và giữ khoảng cách 2-3cm so với đầu. Muốn làm được điều này thì cần điều chỉnh lại góc nghiêng lưng ghế sao cho tư thế ngồi lái xe đem lại sự thoải mái. Khi lái xe, bạn cũng nên để đầu hơi hướng về phía trước và giữ đúng khoảng cách đúng để tránh nguy cơ chấn thương cổ.
Các tùy chỉnh khác
Trong trường hợp không có tựa lưng thêm ở ghế lái, lái xe có thể sử dụng thay thế bằng 1 hoặc 2 chiếc khăn bông cuộn tròn. Đồng thời, lựa chọn đúng hộp tỳ tay để tránh được tối đa việc đau mỏi hai bả vai khi di chuyển đường dài.
Khi lái xe, cần mặc những trang phục thoải mái, nhẹ nhàng để có thể thắt dây an toàn vửa với cơ thể nhất. Và hơn hết với phụ nữ cần tránh các loại giày cao gót, hoặc giày không vừa chân để xử lý tốt hơn trên đường. Trong quá trình lái, tài xế cần tập trung, một chút âm nhạc sẽ giúp thư giãn nhưng không được quá to gây mất tập trung.
Nguồn : Banxehoi.com.vn
Xem thêm bài viết :
Chương trình trưng bày và lái thử xe Subaru tháng 8 tại Hải Dương
SUBARU XV 2017 – KHÁM PHÁ TỪNG KHOẢNH KHẮC
Subaru Forester : chiếc SUV của sự tin cậy và chắc chắn