PHỤ NỮ LÁI XE, NÊN HAY KHÔNG?
Tại Việt Nam, không khó để tìm thấy các bài báo có tiêu đề như “Nữ tài xế lái xe BMW tại chợ Hàng Xanh”, “Nữ ‘quái xế’ lái Mercedes gây nạn liên hoàn tại Nguyễn Tri Phương”, hoặc “Nữ quái xế tông sập showroom, một người nguy kịch”… Tin tức tài xế gây tai nạn giao thông nhưng đặc biệt nhấn mạnh vào yếu tố giới tính của tài xế qua tiền tố “nữ”. Cùng với đó là những bình luận như “phụ nữ đừng nên lái xe” “bán xăng cho phụ nữ là tội ác”… Nếu tài xế là nam giới, cách đưa tin từ phóng viên cũng như cách tiếp nhận thông tin từ công chúng có thể khác hẳn. Tại sao cùng là thông tin về tai nạn giao thông nhưng cách đưa tin từ phóng viên/ biên tập viên và lăng kính nhìn nhận từ xã hội lại khác nhau khi xét đến giới tính của nhân vật trong câu chuyện?
Liệu sự khác biệt về giới tính, đặc điểm sinh học có phải là nguyên nhân liên quan đến khả năng lái xe hay tham gia giao thông của một người? Cùng Subaru Hà Nội tìm hiểu thêm về vấn đề thông qua bài viết này nhé!
TỈ LỆ TAI NẠN GIAO THÔNG DO NAM GIỚI CHIẾM ĐA SỐ
Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Việt Nam 2018, trong số 2,800 vụ tai nạn giao thông đường bộ tại Việt Nam cho thấy gần 85% các vụ tai nạn liên quan tới nam giới. Cụ thể, 49,3% ở độ tuổi từ 27 đến 55, 31,7% từ 18 đến dưới 27 tuổi, dưới 18 tuổi chiếm 5,49%. Con số này giảm nhẹ nhưng vẫn chiếm phần đáng kể trong năm 2020, khi 81% số vụ tai nạn chủ yếu vẫn từ nam giới. Đồng thời, danh sách các nguyên nhân chính gây tai nạn giao thông trong 6 tháng đầu nam 2020 bao gồm: vi phạm làn đường, chuyển hướng không chú ý, vi phạm tốc độ xe chạy, tránh/vượt sai quy định, đi bộ sai quy định, vi phạm nồng độ cồn. Trong đó, 3 nguyên nhân này đã chiếm tới 40% các vụ, đó là vi phạm phần đường, làn đường (21,59%); chuyển hướng không chú ý (11,15%) và vi phạm tốc độ xe chạy (7,26%). Không hề có nguyên nhân nào liên quan đến “giới tính” trong thống kê này.
Theo một nghiên cứu đăng tải trên tờ The Independent (UK), nam giới có khả năng gây ra tai nạn cao hơn phụ nữ 4 lần. Đồng thời, trong tổng số hơn 585,000 tài xế bị phạt tội đường bộ ở Anh và xứ Wales vào năm 2017, khoảng 79% trong số đó là nam giới. Đồng thời, theo báo cáo của WHO về tai nạn đường bộ năm 2021, nam giới trẻ tuổi là nạn nhân của các vụ tai nạn nhiều hơn nữ giới. Khoảng 73% các tai nạn gây tử vong đường bộ có các nạn nhân dưới 25 tuổi và tỷ lệ tử vong của họ cao gấp 3 lần so với phái nữ.
XE Ô TÔ ĐƯỢC THIẾT KẾ DÀNH CHO NAM GIỚI
Phần lớn các sản phẩm công nghệ như điện thoại, ô tô được thiết kế bởi nam giới dựa trên tiêu chuẩn của nam giới. Tạo ra một hình nhân thử nghiệm tai nạn có thể mất tới 20-30 năm bởi các nhà khoa học cần nghiên cứu phản ứng hoá sinh bởi cơ thể hình nhân cần tạo ra phản ứng tương tự một cơ thể thật sự khi gặp tai nạn. Hiện tại, ngành công nghiệp sản xuất xe hơi đang sử dụng dữ liệu về tài xế từ những năm 1980 mà phần lớn là về nam giới. Hiện nay đã có công nghệ kiểm tra tai nạn ảo (VR) mà không cần các hình nhân vật lý nữa; tuy nhiên vẫn có sự thiếu hụt về thông tin, dữ liệu về cách cơ thể nữ giới phản ứng trong các tai nạn xe hơi trong vị trí tài xế.
Đơn cử, để được cấp phép bán trên thị trường, một chiếc xe hơi phải vượt qua bài kiểm tra tai nạn bắt buộc trong giai đoạn thử nghiệm. Tuy nhiên, túi khí an toàn trong xe hơi được thử nghiệm và thiết kế dựa trên cân nặng, chiều cao, và cấu trúc cơ thể của một nam giới trung bình. Hơn nữa, vô lăng, ghế tựa đầu, dây an toàn, và túi khí được sắp xếp và thiết kế sao cho một người nam giới trung bình nặng 197 pounds (khoảng 89kg) được bảo vệ toàn diện. Đồng thời, một số nhà sản xuất chỉ kiểm tra hình nhân nữ ở vị trí ghế phụ.
Tuy nhiên, đối với phụ nữ có cấu trúc cơ thể khác biệt khi có ngực, cân nặng, khung xương nhỏ hơn hoặc khi họ mang thai, chúng ta cần một hình nhân nữ thử nghiệm cho vị trí tài xế, và cho đến năm 2011 thì các hãng sản xuất xe hơi mới được yêu cầu thử nghiệm trên cả hình nhân nữ. Vấn đề là, hình nhân nữ thử nghiệm cho vị trí tài xế nhưng lại có số đo khác biệt với tỷ lệ cơ thể phụ nữ trung bình. Theo báo cáo về hình nhân thử nghiệm tại Mỹ, hình nhân cao 5 feet (1.52m) và nặng 110 pounds (50kg), trong khi tỷ lệ cơ thể trung bình của một phụ nữ Mỹ là khoảng 5’4’ (1.65m)’ và 170 pounds (77kg). Đặc biệt, chưa có một bài test bắt buộc nào trên hình nhân nữ mang bầu trong các hãng xe hơi ở Mỹ hay khu vực châu u và chưa có thiết kế dây an toàn nào thật sự phù hợp với phụ nữ mang thai, đặc biệt là từ thai kỳ giai đoạn 3 trở đi.
Điều này dẫn đến việc phụ nữ gặp nhiều khó khăn trong khi tham gia giao thông, họ có khả năng bị chấn thương nặng, đặc biệt các phần xương chậu, đầu và bụng, trong tai nạn giao thông cao hơn tới 47% và tỉ lệ tử vong của họ cao hơn 17%.
GIỚI TÍNH KHÔNG PHẢI YÊU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG LÁI XE
Có nhiều lầm tưởng rằng đặc điểm não bộ giữa nam và nữ mang tính chất bẩm sinh, nhưng thực chất qua quá trình học tập và trưởng thành bộ não thay đổi phù hợp với hoàn cảnh sống và có tác động từ nghề nghiệp, môi trường, nuôi dưỡng gia đình. Ví dụ như học cách ghi nhớ, giao tiếp cho đến các kỹ năng về thể thao, âm nhạc, lái xe…, việc học tập tạo nên các kết nối mới giữa các khớp thần kinh.
Trong nghiên cứu có chỉ ra rằng phụ nữ thường thiếu tự tin vào khả năng của mình hơn nam giới, và sự tự tin của họ liên quan đến khả năng lái xe tốt của họ, thì khi họ càng tự tin thì điểm càng cao. Nhưng tự tin không phải là yếu tố có ảnh hưởng đến kỹ năng lái xe của nam giới. Do vậy, giới tính không làm nên sự khác biệt trong kỹ năng lái xe, chỉ có nhưng sự tự tin của phụ nữ liên quan mật thiết đến kỹ năng lái của họ. Việc phụ nữ không tự tin vào khả năng lái xe (vốn thường được cho là thế mạnh của nam giới) nói riêng và các công việc liên quan đến STEM (lĩnh vực khoa học, công nghệ, toán học và kỹ thuật) từ những định kiến cố hữu nữ giới yếu kém hơn đàn ông.
Tham gia giao thông bất kể là nam hay nữ, nếu bỏ qua các quy tắc an toàn và vi phạm luật giao thông thì đều có thể gây ra những sai lầm đáng tiếc. Giới tính và đặc điểm sinh học không bao giờ là những yếu tố có thể phản ánh năng lực của một người mà là kỹ năng, kiến thức, thái độ và nhận thức của một người.
Do vậy việc tự tạo ra định kiến khẳng định phụ nữ hay đàn ông lái xe nguy hiểm hơn, đồng thời trong các phạm trù khác như học lực, khả năng khi đặt hai giới làm tiêu chí so sánh sẽ gây ra những áp lực không đáng có lên cả hai giới và đẩy lùi bước phát triển hướng đến bình đẳng giới của xã hội
CÁC TÍNH NĂNG AN TOÀN HỖ TRỢ PHỤ NỮ LÁI XE CỦA SUBARU
Hệ thông túi khí an toàn bậc nhất của xe Subaru Forester
GIẢI MÃ XE SUV AN TOÀN NHẬT BẢN – SUBARU FORESTER
CẢNH BÁO CHỆCH LÀN VÀ CẢNH BÁO ĐẢO LÀN CỦA EYESIGHT
KHUNG GẦM FORESTER: CẢI THIỆN ĐỘ CỨNG – AN TOÀN TỐI ƯU
——–
SUBARU HÀ NỘI – Đại lý tiêu chuẩn 4S
Hotline: 094 521 66 88
Địa chỉ: Số 1 Mạc Thái Tông – Trung Hòa – Cầu Giấy – Hà Nội
Website: https://subaruhanoi.vn/